Xử lý như thế nào khi xe đạp điện bị vô nước? – Bài 54
Rất nhiều rất nhiều bạn ib hỏi Khoa làm các nào khi xe đạp điện bị vô nước. Hôm nay Khoa sẽ viết 1 bài viết hướng dẫn các bạn cách xử lý khi xe đạp điện bị vô nước.
Xác định xem xe đạp điện bị vô nước ở đâu.
Để làm được điều này bạn cần xác định rõ là xe đạp điện của bạn bị vô nước trong tình trạng như thế nào. Đi ngập nước hay là rửa xe, hoặc cũng có thể để xe ngoài trời mưa…
Nếu như đi xe bị ngập nước, nhiều khả năng xe đạp điện của bạn bị vô nước vào động cơ. Cách kiểm tra chi tiết bạn có thể dựng chống đứng xe lên và dùng tay xoay bánh, nếu như bạn có cảm giác nước óc ách óc ách trong động cơ thì nhiều khả năng động cơ điện của bạn đang bị ngậm nước rồi đấy.
Hoặc trường hợp khác bạn phơi xe ngoài mưa, xe bị vô nước ở nhiều bộ phận như đầu đèn xe, tay ga, hoặc có thể là cùm công tắc. Lúc này xe bạn sẽ có những triệu chứng như là hú còi báo động, hoặc xi nhan không hoạt động, hoặc kèn không bấm được…Đó là những triệu chứng cơ bản khi bạn vô ý để xe đạp điện của mình ngoài trời nắng.
Rửa xe cũng có thể dẫn đến xe đạp điện bị vô nước.
Có 1 lần 1 bạn ib hỏi Khoa nói anh ơi xe em mang ra tiệm rửa thế nào mà lại bị vô nước. Mình cũng đã có 1 bài hướng dẫn khá cụ thể và chi tiết cách rửa xe sao cho xe vừa sạch lại vừa an toàn. Bạn có thể tìm đọc lại bài viết trước. Đối với trường hợp này, rất có thể các chân tiếp xúc của bộ điều khiển đã dính nước và không hoạt động. Trường hợp này cũng dẫn đến xe không chạy hoặc có thể chạy liên tục và không ngừng.
Phương cách xử lý khi xe đạp điện bị vô nước.
Với mỗi trường hợp khác nhau bạn cần có cách xử lý khác nhau. Đơn giản nhất đó chính là dùng vòi xịt hơi xịt vào các bộ phận điện tử của xe như đầu đèn, tay ga, tay thắng hay vị trí cùm công tắc để xe có thể hoạt động bình thường. Nếu như xe không hoạt động, bạn cần kiểm tra thêm vị trí tiếp xúc các chức năng ấy, mình khuyến khích bạn nên mang ra tiệm để họ có dụng cụ đo sẽ chuẩn xác hơn. Hoặc nếu bạn có dụng cụ đồng hồ vạn năng, mình sẽ có 1 bài chi tiết về cách đo sẽ phổ biến một cách dễ hiểu nhất cho bạn.
Tiếp theo nếu xác định nước vào động cơ. Lúc này cách duy nhất giúp xe có thể chạy đó là bạn cần phải tháo động cơ ra và vệ sinh nó. Thông thường các tiệm sửa chữa xe đạp điện có nhận vệ sinh và bảo dưỡng động cơ mức giá dao động từ 250 – 300k. Thời gian vệ sinh động cơ tầm 2h là bạn có thể lấy xe. Cơ bản là tháo mâm động cơ ra trong ấy có 1 lõi dây đồng được quấn thành bó. Bạn cần tẩy hết những teng bám trong đấy bằng máy đánh bóng và tra dầu vào các nam châm. Mình khuyên bạn nên mang ra trung tâm sửa chữa sẽ tốt hơn vì công đoạn làm khá phức tạp. Chưa kể đến nếu bạn tháo ra mà quên dây gắn vào có thể dẫn đến nổ làm cháy bộ điều khiển xe.
Cách hạn chế giúp xe đạp điện tránh bị vô nước.
Phòng bệnh hơn chữa bệnh đúng không nào! Do vậy để tránh bị hỏng hóc xe đạp điện. Bạn cần lưu ý những điều sau:
- Tránh chạy xe vào những chỗ ngập quá sâu và mực nước ngập quá động cơ.
- Tránh để các bộ phận phần đầu xe tiếp xúc với nước khi trời mưa (nên mặc áo mưa và trùm phần đầu xe lại khi trời bất chợt đổ mưa).
- Nếu như xe bẩn cần vệ sinh bạn nên dùng khăn lau xe hoặc là rửa xe bằng ca, xô rửa. Tránh dùng vòi xịt áp lực cao sẽ dễ làm nước bắn vào động cơ xe.
Trên đây mình vừa liệt kê ra một số lưu ý giúp bạn có thể bảo quản xe đạp điện một cách an toàn. Và hơn hết, chúc bạn có thể trang bị cho mình những kiến thức giúp bạn tiết kiệm được tiền sửa chữa và di chuyển an toàn bạn nhé!!
Bạn có thể xem thêm nhiều bài viết khác như:
————————————————————————————————
Mình là Phạm Lý Minh Khoa – chuyên gia về lĩnh vực xe điện
Nếu bạn thích những điều mình chia sẻ, hãy kết bạn với mình qua FB
https://www.facebook.com/phamlyminhkhoa
______________________
Thông tin thêm về Khoa Smile
- Nhà Sáng Lập thương hiệu Xe Điện Smile
- Cổ Đông Công ty Đầu Tư và Thương Mại Đình Long
Liên hệ với mình qua:
- Email:phamlyminhkhoa@gmail.com
- Tel: 0902.332.970